TẢN MẠN VỀ NGHỀ NUÔI CÁ MÚ Ở VIỆT NAM

Cá mú là loại hải sản sống gồm những loài cá phổ biến nhất trong công nghiệp thực phẩm ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Cá mú thường lớn nhanh, khỏe mạnh thích hợp cho việc nuôi tăng sản và có những đặc điểm phù hợp cho việc chế biến. Nhu cầu cao đối với loài cá này là do vị ngon đặc biệt và hiếm của chúng. 

Cá mú là một trong những loài có thể đạt được kích thước lớn, một trong những món ăn ngon và là con mồi ưa thích của các cần thủ chuyên nghiệp

TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC NUÔI CÁ MÚ Ở VIỆT NAM TA

Năm 1997, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cung cấp 90% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng trên thế giới. Trong đó sản lượng nuôi cá mú trong khu vực khoảng 15000 tấn. Việt Nam đạt trung bình 1000-2000 tấn (1990-1997)  Ở Việt Nam, nuôi cá mặn lợ như cá đối, cá măng biển, cá chẽm trong ao đã phát triển từ những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước.

Đâu là địa phương đầu tiên tiến hành nuôi loại cá này

Nuôi cá mú, chỉ chính thức phát triển vào năm 1988 ở Nha Trang và sau đó, phát triển mạnh vào đầu những năm 1990 với sự xuất hiện thị trường cá mú sống. Các loài cá mú Epinephelus malabaricus, E. coioides, E. fuscoguttatus, E. akaara, E. bleekeri, E. sexfasciatus, E. merra, Cephalopholis miniata và Plectropomus leopardus là những đối tượng nuôi chính.
Cả nước có khoảng 6800 lồng nuôi cá biển, trong đó khoảng 80% là những lồng nuôi cá mú và khoảng 500 ha vùng ven bờ được sử dụng để nuôi cá mú đìa. Các lồng và đìa nuôi cá mú tạo ra khoảng 3000 tấn sản phẩm, có giá bán tại trang trại khoảng trên 300 tỷ đồng (trên 20 triệu Đô-la Mỹ) trong năm 2003.Cá mú (miền Bắc còn gọi là cá song) thỉnh thoảng cũng được nuôi khi người dân có được con giống. Nghề nuôi cá mú chính thức phát triển vào năm 1988 (Edwards và ctv, 2004), khi các doanh nhân Trung Quốc đến Nha Trang đặt vấn đề mua bán cá mú sống.

Tương lai của nghề nuôi cá mú tại Việt Nam


Nghề này đã phát triển mạnh từ Bắc vào Nam nhưng tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh - Hải Phòng, và Phú Yên - Khánh Hòa và gần đây là Vũng Tàu. Nghề nuôi cá mú đã trải qua nhiều bước thăng trầm, khi có dịch bệnh trên tôm sú, tôm hùm, người nuôi chuyển sang nuôi cá mú, khi gặp đại dịch SARD, nghề này lại lao đao.  Nghề nuôi cá mú có tiềm năng lớn để phát triển ở nước ta. Trong tương lai khi Việt Nam chủ động trong việc cung cấp con giống cá mú nhân tạo thì nghề nuôi cá mú càng có cơ hội để phát triển hơn nữa. 

Nhận xét

  1. youtube - Videosl.cc - Videosl.cc
    youtube - Videosl.cc. Videol.com. (11). Moviesl.cc. Music. youtube to mp3 conconventer Videosl. YouTube. Videosl.com. YouTube. Videosl. YouTube. Videosl. YouTube. Videosl.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH PHÂN BIỆT VÀ SO SÁNH MỰC LÁ VÀ MỰC ỐNG MỰC NANG

BẠCH TUỘC HẤP HÀNH GỪNG MÓN NGON ĐẬM ĐÀ KHÓ QUÊN

Ý NGHĨA CỦA TỪ CALAMARI - MÓN MỰC THEO PHONG CÁCH CHÂU ÂU