MI NƠ CỦA CON MỰC LÀ GÌ - MỰC MỘT NẮNG CÓ MI NƠ KHÔNG?

Các bạn thường nghe đến mi nơ (mino) của mực tươi, vậy thực chất mi nơ nghĩa là gì ? Mi nơ là những tế bào sắc tố nằm phía bên ngoài da mực, chúng như những chấm nhỏ li ti thay đổi màu sắc và cường độ một cách liên tục, chúng thường được thấy trong các loài động vật thân mềm như bạch tuộc, mực nang với mục đích chạy trốn kẻ thù hoặc liên lạc các cá thể với nhau.

Mi nơ là những tế bào sắc tố trên da của loài động vật thân mềm

MỰC NHƯ THẾ NÀO THÌ MỚI CÓ MI NƠ

Như đã giải thích ở trên, đó là những tế bào sắc tố trên da của mực, vậy nên chỉ có những con mực tươi sống hoặc vừa mới chết mới có, đây cũng chính là một trong những cách để bạn nhận biệt mực côn đảo ngon, khi nhìn vào thân mực thấy các chấm li ti liên tục đổi màu, còn với những con mực chất lượng kém sẽ không thể thấy điều này.
Mực một nắng côn đảo xịn còn minơ khi lớp da bên ngoài của nó còn nguyên vẹn, nhìn kĩ sẽ thấy các chấm nhỏ li ti màu đen, mực kém chất lượng trên thị trường sẽ chỉ thấy một lớp da màu đỏ, bị dập nát hoặc đã bị lột đi lớp da ngoài để che giấu khuyết điểm này. Vậy nên khi mua mực một nắng, hãy chọn những con còn lớp da bên ngoài và một vài chấm li ti để chắc chắn mực tươi sống được sơ chế và phơi một nắng ngay lập tức thay vì mực kém chất lượng khác.
Mực còn sống thì có màu trắng, mi nơ nhấp nháy chấm chấm li ti đủ màu -> Khi mực mới vừa chết chưa được 2h thì da vẫn còn màu trắng nhưng mi nơ không còn nhấp nháy -> Trong vòng 10h tiếp theo nếu mực bị tiếp xúc với nước ngọt hoặc bảo quản không tốt sẽ bị chuyển thành màu đỏ.

Mi nơ của loài mực hoạt động như thế nào

Để thực sự kiểm soát màu sắc của da, các loài động vật thân mềm sử dụng các bộ phận nhỏ trong da được gọi là tế bào sắc tố. Mỗi tế bào sắc tố nhỏ về cơ bản là một túi chứa đầy sắc tố, khi cần sử dụng chúng dùng cơ đổ đầy các túi sắc tố đó để hứng các ánh sáng chiếu qua tạo màu sắc, khi không cần thiết, các cơ được thả lỏng, các túi sắc tố thu lại chỉ còn là những đốm nhỏ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH PHÂN BIỆT VÀ SO SÁNH MỰC LÁ VÀ MỰC ỐNG MỰC NANG

BẠCH TUỘC HẤP HÀNH GỪNG MÓN NGON ĐẬM ĐÀ KHÓ QUÊN

Ý NGHĨA CỦA TỪ CALAMARI - MÓN MỰC THEO PHONG CÁCH CHÂU ÂU