CÁCH LÀM VÀ PHƠI MỰC MỘT NẮNG NHƯ THẾ NÀO?

Nhiều khi chúng ta vẫn ăn mực một nắng hàng ngày nhưng không hề biết cách những người dân Côn Đảo phơi và làm mực một nắng như thế nào, thực sự quy trình này hết sức đơn giản, chỉ qua một vài bước là bạn đã có thể tự tay làm mực một nắng cho riêng mình rồi.

CÁC BƯỚC LÀM VÀ PHƠI MỰC MỘT NẮNG - NGƯỜI TA LÀM VÀ PHƠI MỰC MỘT NẮNG NHƯ THẾ NÀO

Bước 1 : Sơ chế mực tươi
Mực tươi phải là loại mực ống hoặc mực lá tươi được câu sau đó sơ chế luôn khi con mực vẫn còn sống, bước này hết sức đơn giản :
Xẻ đôi con mực, loại bỏ các cơ quan nội tạng, lưu ý cẩn thận nhẹ nhàng với túi mực. Không được cắt lìa đầu, dùng dao loại bỏ mắt mực và răng mực
Bước 2 : Sau giai đoạn sơ chế, mực muốn ngon thì phải được rửa bằng nước biển, da mực để nguyên, không lột
Bước 3 : Phơi mực đúng ngày nắng to, thường mực một nắng ở Côn Đảo hay bất kỳ nơi đâu đều được làm từ mực lá và mực ống, 2 loại mực này có cách phơi khác nhau (phân biệt mực ống và mực lá)
  • Mực 1 nắng làm từ mực lá có thịt dày. Thông thường, người ta không phơi mực lá đủ một nắng mà chỉ để khoảng 1h nắng cho con mực ráo nước sau đó đóng gói và cấp đông. Do đó, mực lá một nắng thường được sử dụng trong các món như: mực 1 nắng chiên giòn, mực 1 nắng xào chua ngọt, mực 1 nắng sốt me, mực 1 nắng chiên nước mắm, mực 1 nắng nướng sa tế . . .
  • Mực một nắng làm từ mực ống có thịt mỏng hơn, và được phơi đúng một ngày nắng to đến khi thịt mực vừa trong, héo, dẻo mềm và không dính tay. Do đó, mực ống 1 nắng thường được sử dụng làm mực 1 nắng nướng là ngon nhất.

Bước 4 : Đóng túi, hút chân không và để tủ lạnh, xin đọc thêm bài cách bảo quản mực 1 nắng.

Đóng túi, hút chân không và bỏ tủ lạnh < -18oC là cách tốt nhất để bảo quản mực một nắng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH PHÂN BIỆT VÀ SO SÁNH MỰC LÁ VÀ MỰC ỐNG MỰC NANG

BẠCH TUỘC HẤP HÀNH GỪNG MÓN NGON ĐẬM ĐÀ KHÓ QUÊN

Ý NGHĨA CỦA TỪ CALAMARI - MÓN MỰC THEO PHONG CÁCH CHÂU ÂU