ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẬP TÍNH CỦA LOÀI CÁ MÚ

Chào các bạn, hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu qua về các đặc điểm sinh học và tập tính của một trong những loại hản sản tươi sống ngon đặc biệt, có giá trị xuất khẩu cao, đó chính là cá mú.
Cá mú trân châu tươi sống

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÚ

  • Tuổi thành thục lần đầu của cá mú lúc 3 tuổi.
  • Trọng lượng thành thục lần đầu thay đổi tùy theo, kích thước nhỏ nhất là cá mú chuột (1kg), lớn nhất là cá mú nghệ  (50-60kg).
  • Mùa vụ sinh sản thay đổi theo từng loài và vùng địa lý, ở Đài Loan mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 10, ở Trung Quốc từ tháng 4 đến tháng 10, ở Philippine và các tỉnh Nam Bộ cá có thể đẻ quanh năm.
  • Cá mú là loài cá tập tính chuyển giới tính, thông thường lúc còn nhỏ là cá cái khi lớn chuyển thành cá đực. Thời điểm chuyển giới tính thay đổi theo từng loài, loài cá mú đỏ (E. akaara) chuyển giới tính lúc có chiều dài 27-30cm, với trọng lượng 0,7-1kg, loài cá mú ruồi (E. tauvina) lúc có chiều dài 65-75cm, loài cá mú chuột lúc có trọng lượng trên 3kg. 

Môi trường sống của cá mú việt nam - cá mú thường hay sống ở đâu - ăn gì


Loài cá mú phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi có rạn san hô, đá ngầm, ở vùng biển nước ấm. Mùa hè sống ở ven bờ, mùa đông di cư ra vùng xa bờ. Chúng có tập tính dinh dưỡng ăn thịt, thức ăn gồm cá con, mực, giáp xác, thường ăn thịt lẫn nhau ở giai đoạn cá con. Ở Việt Nam, chúng phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, tập trung nhiều ở ven biển miền Trung.
  • Vùng biển vịnh Bắc bộ có cá song mỡ, song đen, song cáo.
  • Vùng biển miền Trung có cá song đỏ.
  • Vùng biển Đông và Tây Nam bộ có song đỏ, song mỡ.
Cá song thường sống ở các hốc đá, các áng, vùng ven bờ quanh các đảo có rạn đá san hô, thường ở độ sâu từ 10 - 30m.  pH: 7,5 - 8,3 Nhiệt độ: 25 – 320C.Phạm vi nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25-280C, ở nhiệt độ 180C cá bắt đầu ít ăn, ở nhiệt độ 150C, cá gần như ngưng hoạt động.  
  • Độ mặn: 20 - 32 ppt Oxy hoà tan (D.O): 4 - 8 ppm
  • NO2-N (Nitrite nitrogen): 0 - 0,05 ppm
  • NH3-N (Ammonia không ion hoá): < 0,02 ppm 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH PHÂN BIỆT VÀ SO SÁNH MỰC LÁ VÀ MỰC ỐNG MỰC NANG

BẠCH TUỘC HẤP HÀNH GỪNG MÓN NGON ĐẬM ĐÀ KHÓ QUÊN

Ý NGHĨA CỦA TỪ CALAMARI - MÓN MỰC THEO PHONG CÁCH CHÂU ÂU